Ba Miền Đất Nước

Trưa nay đi en cơm, cơm ngon nhưng mà hổng thấy dzui.

Vì hết bàn, nên ngồi cùng bàn với 3 người xứ Bắc. Hai bác từ Hà Nội vào cưới dâu miền Nam cho con trai, còn 1 chị làm ở Mai Linh gần chỗ mình làm. Mới vừa ngồi vào ghế, đã thấy hối hận vì đã chọn cái bàn nì.

Mở màn là nghe cái giọng eo éo của cái chị Mai Linh (tạm gọi rứa, ai mà biết tên), rằng đám cưới ở miền Nam rất là dzô dziên, rằng thì cứ Chủ Nhật thứ 7 rảnh hôm nào là đám cưới hôm đó, chả cần biết mùa đông hay hè (ơ hay, dzô dziên, kệ người ta). Rằng thì con gái miền Nam TẤT THẢY đều có máu "lăng lòa" (chị đó nói, hổng phải tui), không có chịu thương chịu khó như NGƯỜI BẮC MÌNH, chồng mà không đưa tiền ăn diện là THEO TRAI liền. Rồi đi ăn với nhau thì cùng nhau trả tiền, chứ hổng có LỊCH SỰ, TÌNH NGHĨA như người BẮC MÌNH là MỘT NGƯỜI TRẢ, thế mới là thân tình. Rồi còn chùa chiền miền Nam đem cả hoa lài xâu thành chuỗi phát vào ngày rằm, cái hoa tượng trưng cho gái mà đem vào chốn trang nghiêm. NGƯỜI BẮC MÌNH không ai mà mặc áo tay ngắn hay quần ngắn, váy vào chùa....

Đại loại là chị phăng 1 tâng 1 tua, rồi hai bác phăng 1 tâng 1 tua, cuối cùng chị hỏi: Thế con dâu bác là NGƯỜI BẮC MÌNH hay DÂN NAM? Bác ấy mới trả lời "Người miền Nam". Hớ hớ hớ, chết cười. Một người đi cưới dâu miền Nam ngồi chê dân miền Nam, phong tục tập quán của người miền Nam; một người đi làm thuê cho dân miền Nam ngồi chửi dân miền Nam. Vậy là sao? Chỉ thắc mắc, bác ấy nói chuyện với bố mẹ cô dâu theo kiểu gì. Cười giả lả rồi khen ngợi, nhưng trong bụng thì chửi thầm sao?

Mình nghe xong, cảm giác không chỉ là buồn, mà tự nhiên còn thấy ghê ghê. Nghĩ, mấy đứa bạn miền Bắc của mình mà dzậy thì chắc mình chết. Người miền nào cũng là người trên đất nước mình, chỉ có sống ở những vùng đất khác nhau, khí hậu thiên nhiên khác nhau mà thành ra phong tục tập quán cũng khác. Ở đâu cũng có người tốt, người chưa tốt, ở đâu cũng có kẻ giàu, người nghèo, cũng có những người chịu thương chịu khó.

Miền Bắc chịu khó chịu khổ, cần cù tiết kiệm có tiếng, đó là tính tốt mà vùng nào cũng công nhận. Người miền Nam thì tôm cá đầy đồng, nước thì ngọt, chỉ cần ra vườn là có đầy đủ các món cho 1 bữa ăn, nên từ lâu tính tình cũng cởi mở, vui vẻ, rộng rãi, quan trọng là sống vui, những kiểu phép tắc lễ nghĩa trong cung như xứ Bắc và xứ Huế, người Nam không có. Nhưng mà dân miền Nam cũng được cái sáng tạo và mạnh dạn làm ăn. Thế nên chẳng phải nơi đây đã có những thành phố lớn, và mọi người khắp mọi miền đất nước đổ vào đây sinh sống. Nói như chị và hai bác, thì thành phố này một đã là của Pháp, của Mỹ, hai là của NGƯỜI BẮC MÌNH như chị và hai bác rồi. Và chị thì ở đây làm chủ chứ đâu làm thuê cho dân miền Nam.

Nói đến cái chùa, chị nói đúng ở chỗ, chùa miền Nam là nơi đại chúng mất rồi. Đúng, mình chả biết chùa miền Bắc như thế nào, nhưng chùa miền Nam ai vào cũng được, miễn là lúc đó người ấy có chút lòng tin cẩn và chút lòng lành. Cứ cho là người ta vì chuyện làm ăn, hay chuyện chồng con mà vào lạy lục cửa Phật đi nữa, thì cũng hi vọng rằng, đi chùa nghe những lời Phật dạy, người ta sẽ dần dần nhớ mà học theo dù ít hay nhiều. Tôn giáo nào cũng dạy cho con người điều hay, điều thiện, chẳng có tôn giáo nào dạy con người thù hằn, coi rẻ lẫn nhau. Vậy tại sao nghĩ, chùa mà nhiều người tới sẽ ô uế, không trong sạch. Câu chuyện về Nhà sư và con thuồng luồng mà ngày xưa, sư cụ kể mình nghe, mình còn nhớ rất rõ.

Mà nói thì cũng phải cho nó đúng sự thật một chút, cũng là ở VN chứ ở đâu, làm như nói chuyện bên Mỹ vậy đó, người ta hổng biết. Thế mấy cái hình đi lễ hội chùa Hương, rồi đi lễ bà chúa gì gì ấy - mà báo chí hay đăng, cảnh người mặc váy, mặc quần short vào bưng quả lễ thì là người miền Nam chắc. Gớm, cứ làm như ngoài đó là dân văn minh, lễ nghĩa không vậy đó.

Bản thân mình cũng chẳng phải dân miền Nam, để mà ngợi ca dân miền Nam. Cái xứ miền Trung của mình, chả có gì để khai thác như dân miền Nam, cũng chẳng phải h\gốc gác mấy đời làm quan như ở 1 số vùng miền Bắc, chỉ có những người chân lấm tay bùn, chịu thương chịu khó, im lặng lầm lũi mà làm ăn để kiếm đủ cơm đủ gạo nuôi gia đình, nuôi con cái ăn học nên người. Hình như mong ước của người miền Trung từ xưa chỉ có vậy. Không ganh đua, không bon chen, không tích cực như người miền Nam, và cũng còn nhiều chuyện không vui bởi cách làm việc, cách quản lý nhà nước mà hình như miền nào cũng có. Cái hồi mình mới chân ướt chân ráo vào thành phố, mình cảm thấy rất khác biệt và cô đơn khi mà ai cũng có vẻ coi người miền Trung như là những người từ nơi nghèo khó vào với ánh sáng đô thị Sài Gòn. Riết rồi cũng quen. Đó là khi mình biết, dù lúc đầu là vậy, nhưng chỉ cần mình sống hết mình và hết lòng với mọi người, thì ở đây, mọi người sẽ coi bạn như bạn thân thiết. Thế. Nên dần dần yêu cái nhiệt huyết của Sài Gòn, yêu cái nụ cười và tính tình xởi lởi của dân miền Tây, cái tính "sốc sốc" của dân Đồng Nai... và lối sống đêm không ngủ của Sài Gòn. Mình cũng từng có nhiều kỷ niệm với Hà Nội, và đâu đó trong mình vẫn còn nguyên vẹn. Là trái bắp nướng thơm lừng, nóng hổi đêm đông, là trái sấu chua lòe, là những đường đầy cây cổ thụ, là những bức tường cũ kỹ của những ngôi nhà trong phố cổ. Còn cả vùng quê miền Bắc nữa. Mình chưa đi nhiều, nhưng cũng đã được sờ lên cái cổng làng, cũng biết cái đền Thành Hoàng nó tròn méo làm sao. Cũng yêu cái tình cảm dịu dàng, đằm thắm của các U, các bầm. Đặc biệt thích cái lối nói ngân nga vừa trẻ con vừa già dặn của trẻ em miền Bắc.

Yêu cái âm thầm lặng lẽ của miền Trung trong những ngày mưa dầm, thị xã chỉ một màu xám xám. Nhưng cũng yêu cả cái tiết trời "điên điên" của miền Nam, với những cơn mưa chợt đến chợt đi, như những yêu ghét giận hờn của người miền Nam. Và cái rét bưng bưng của miền Bắc vào đợt rét nàng Bân.

Thế, ngày xưa đất nước mình, tình cảm mình đâu bị chia cắt bởi giặc ngoại xâm. Sao bi h lại có những người mang ý nghĩ chia cắt ấy trong lòng?!?

Ráng ăn cho nhanh rồi đứng dậy, vậy mà 2 bác còn nhìn mình nói tiếp, làm không thể mở miệng mà cũng không thể đứng dậy. Mình biết, không dễ dàng nói để 3 người này hiểu rằng chả có dân vùng nào cao quý hơn dân vùng nào, chỉ có mỗi người nếu muốn phải biết cách làm mình cao quý hơn mà thôi. Thế nên đứng dậy ra về mà lòng cứ buồn buồn...

Về nói sếp, sếp ơi, cho em viết 1 cái entry đã nha. Sếp cười, bảo, ừ, có chuyện bức xúc rồi đây. Khakha, sếp mình gốc Bắc nhưng lại thoải mái theo kiểu dân Nam. Vậy đời mới bớt khổ, hehe.

11 nhận xét:

Deepred nói...

Em đề nghị bác mô tả nhiều nhiều về miền trung tí. Đề tài này cũng là vấn đề tranh cải đấy. Thế bác cho em hỏi bác muốn cưới người miền nào (hay la giàu thì cưới :D).

MuaDong nói...

Haha, thôi bác ơi. Lâu lâu iem bức xúc thì em ba hoa chích chòe tí thui. Chứ viết về miền Trung thì iem chả dám. Không dám mùa rìu qua đám lóc chóc miền Trung bạn mình, khà khà.
Còn dzụ cưới chồng. Iem chả có ưu ái người miền nào, iem cũng chả có ưu ái cho người giàu người nghèo nào. Chỉ cần ai mún cưới iem thì iem cưới hết, hihihi.

vitbup nói...

Hic. Sợ wá. Có người mún cưới là cưới liền, dzị lỡ 10 người mún cưới thì phân lịch làm seo đây???
Đính chính: dân Đồng Nai mày làm gì mờ kiu sốc sốc huh mày??

MuaDong nói...

@MĐ: há há, đã nói cưới hết mà lại, hehe
Mà tao nói cái sốc sốc là có cơ sở nha mày. Từ mày với con Pu suy ra là biết, khakha. Quá đúng

Deepred nói...

Ack ack. Bác cứ quá lời, cưới đại coi chừng lỗ đấy.

M-Virgo nói...

eh bà, bà nói thế ko sợ món cá Thu của bạn sìn á?
(bạn sìn đừng có chấp nhé hihihihi)

Black or White nói...

Dân Bắc thường bảo thủ, gia trưởng, lề lối, trì trệ. Chỉ có dân miền Nam là cởi mở dễ chịu thôi. Nhưng dân Nam thì không có tiết kiệm bằng dân Bắc. Vì thế mà miền Bắc thì lúc nào cũng chính trị. Miền Nam lúc nào cũng kinh tế.

Deepred nói...

-Anu: Bác quá lời rồi, em nào dám. Ở lâu nên cũng biết tính chị e miền mình mà
-MĐ: Bác cứ yên tâm mà chửi bới. Chúc bác cưới được một anh miền Bắc 'gia trưởng hay chê bai', nhưng đẹp trai nhà giàu, nhờ!

MuaDong nói...

@Anu: tui đâu có nói xấu gì người Bắc đâu bà. Tui chỉ không thích những người tự tôn quá mức dân mình mà đi chê bai dân vùng khác thui. Nên tui đâu có làm bạn Sìn với bạn Cá mắc lòng đâu nà.
@Hiệu già: ê mey2, câu của mày là câu tường thuật hay câu phát biểu cảm nghĩ dzả? :-P

MuaDong nói...

@Bác Tố: hihi, cảm ơn bác rất nhiều. HI vọng bác là nhà tiên tri tài giỏi, haha. Nghe giàu mà còn đẹp là em khoái hà, hahaha
@Chua Cay: Mọi cuộc chiến đều từ cái tự tôn á? Chưa chắc à. Đôi khi còn vì lòng tham của con người, kha kha

Tanya Chi nói...

Dạo này sao leesinto siêng đọc blog và comment vậy nhỉ? Rắc rối quá! Mọi cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ cái tự tôn quá mức mà ra! Nghĩ vừa vừa cho mình, nghĩ tốt cho người khác tí xíu là xong hết thôi! :D

Đăng nhận xét